Nói chung, để được coi là bí mật kinh doanh, thông tin phải đáp ứng các điều kiện sau:
- có giá trị thương mại;
- chỉ một nhóm người hạn chế được biết, và
- chủ sở hữu hợp pháp thông tin phải quy định và thực hiện các biện pháp kiểm soát hợp lý để giữ bí mật thông tin, bao gồm việc sử dụng các thỏa thuận bảo mật cho các đối tác kinh doanh và nhân viên của mình.
Việc người khác thu thập, sử dụng hoặc tiết lộ trái phép thông tin bí mật đó theo cách thức trái với thông lệ thương mại trung thực được coi là xâm phạm bí mật kinh doanh.
Tương tự nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, Điều 84 Luật SHTT quy định rằng bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó, và
- được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Bảo vệ tài sản trí tuệ dưới hình thức bí mật thương mại là phương án thường được lựa chọn khi các phương thức khác, ví dụ Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích là không phù hợp và không khả thi.
Các luật sư, chuyên gia của chúng tôi sẽ cùng làm việc với khách hàng để chọn ra phương thức phù hợp nhất để bảo vệ tài sản trí tuệ của khách hàng.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm, nhưng không giới hạn, ở các nhiệm vụ sau:
- Tư vấn các phương án bảo vệ tài sản trí tuệ (ngoài việc xin cấp patent);
- Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Soạn thảo Thỏa thuận/Hợp đồng để xác định và bảo vệ các tài sản trí tuệ;
- Tranh tụng và giải quyết tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh.
Liên hệ:
Luật sư Phạm Anh Tuấn
Phòng Tranh tụng và Thực thi quyền
Email: [email protected]